Skip to content

Bối cảnh

Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2011 tỷ lệ người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa qua đào tạo vào khoảng 65%. Đây là tỉ lệ khá cao, một vấn đề cần được chính quyền và xã hội quan tâm vì tham gia lao động nhưng không có tay nghề đồng nghĩa với thu nhập thấp, công việc bấp bênh, dễ bị sa thải…Bên cạnh đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, rất nhiều cơ hội việc làm mở ra cho mọi người. Tuy nhiên không phải người nào cũng nắm được các cơ hội việc làm này, nhất là những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn như: nghèo, di cư, đường phố, bộ đội xuất ngũ…Phần nhiều họ không có điều kiện tham gia các khóa đào tạo nghề trước khi tham gia thị trường lao động. Vì vậy Trung tâm Tương Lai thành lập học bổng “Nghề cho Tương Lai” nhằm giúp các nam nữ thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuồi có cơ hội được đào tạo nghề để tìm kiếm được việc làm phù hợp để nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình và đóng góp cho xã hội.

Ngày bắt đầu : 2013-04-01
Ngày kết thúc : 2016-12-31

Mục tiêu

Học bổng “Nghề cho tương lai” tạo điều kiện cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội chọn được một ngành nghề phù hợp để theo học nhằm có được công ăn việc làm để giúp ích cho bản thân và gia đình. Chúng tôi tin tưởng rằng, sau khi học nghề thành công, thanh thiếu niên sẽ có khả năng:

- Tìm kiếm được việc làm để có thu nhập ổn định tự nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình và đóng góp cho xã hội

- Tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng các chuẩn mực của xã hội

- Mở rộng tầm nhìn, có kiến thức và kỹ năng sống, tự tin hơn vào năng lực cá nhân.

- Có cơ hội tự khẳng định mình, từ đó góp phần thay đổi cách nhìn chung của cộng đồng đối với thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.

Điều kiện để nhận được học bổng

  1. Thanh thiếu niên nam nữ từ 15 đến 24 tuổi đang sinh sống, học tập tại TP.HCM (sau này sẽ mở rộng tại các tỉnh)
  2. Đang nghề sơ cấp (ngắn hạn) hoặc trung cấp
  3. Gặp khó khăn về tài chính
  4. Là người di cư, nghèo, đường phố, bộ đội xuất ngũ
  5. Có đơn đề nghị (có mẫu sẵn) được cấp học bổng “Nghề cho tương lai” và cam kết tham gia hết khóa học
  6. Đồng ý tham gia các khóa học bồi dưỡng về kỹ năng mềm, kỹ năng sống do Trung tâm tổ chức để hoàn thiện bản thân
  7. Đồng ý để Trung tâm Tương Lai đưa thông tin cá nhân lên trang website của Trung tâm

Mức tài trợ:

  1. Học nghề sơ cấp: tài trợ học phí, dụng cụ học nghề trong suốt quá trình với số tiền không quá 2 triệu đồng.
  2. Học nghề trung cấp: tài trợ học phí, dụng cụ học nghề theo yêu cầu thực tế của trường nhưng không quá 3 triệu đồng.

Qui trình hỗ trợ:

MỞ ĐẦU:

Hỗ trợ học nghề cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những hoạt động và chức năng chủ đạo của Trung tâm Tương Lai trong những năm sắp đến. Mục đích chính là tư vấn và giúp đỡ Thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến 24 được học nghề và có được cơ hội nghề nghiệp cao hơn, ổn định và bền vững hơn để các em hội nhập xã hội và có được một tương lai tươi sáng. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước, nó đòi hỏi nhiều hơn ở người lao động không chỉ là sức khỏe, sự cần cù, siêng năng…mà còn là những kỹ năng và tay nghề chuyên môn. Để có được một công việc tốt và một thu nhập ổn định là một khó khăn lớn đối với thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, bởi lẽ các em không có điều kiện học hành tử tế, nghèo nàn về tri thức, không được đào tạo bài bản, và không có trình độ chuyên môn. Do đó, hoạt động hướng nghiệp và hỗ trợ học nghề của Trung tâm sẽ giúp thanh thiếu niên có được trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời giúp các em đáp ứng được những nhu cầu của nhà tuyển dụng, tìm kiếm được một công việc ổn định và có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Qui trình bao gồm 8 bước:

Bước 1: Tiếp nhận

Bước 2: Vãng gia xác minh thông tin

Bước 3: Tư vấn nghề

Bước 4: Liên hệ Trung tâm/Cơ sở dạy nghề

Bước 5: Đưa TTN đi học nghề

Bước 6: Lập và cập nhập hồ sơ xã hội

Bước 7: Theo dõi quá trình học nghề

Bước 8: Kết thúc phần học nghề

TIẾN TRÌNH  HỖ TRỢ

1.  TIẾP NHẬN:

Đối tượng: Bao gồm thanh thiếu niên là người di cư, nghèo, đường phố, bộ đội xuất ngũ…có nhu cầu học nghề có độ tuổi từ 15 đến 24. Các đối tượng đã biết đến hoạt động của Trung tâm và tự tìm đến chúng tôi để yêu cầu được hỗ trợ, được giới thiệu bởi người thân quen hoặc từ các cơ sở xã hội. Hoặc được tiếp cận tại cộng đồng nơi thanh thiếu niên đang sinh sống…bởi các nhân viên xã hội và tình nguyện viên của chúng tôi. Bước tiếp nhận này nhân viên xã hội/tình nguyện viên sẽ thu thập lại những thông tin ban đầu về thanh thiếu niên như: tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của thanh thiếu niên, nghề nghiệp các em muốn học…

2.  VÃNG GIA XÁC MINH THÔNG TIN

Sau khi tiếp nhận và thu thập những thông tin ban đầu về thanh thiếu niên, Nhân viên xã hội sẽ tiến hành vãng gia xác minh thông tin một hoặc nhiều lần để nắm rõ hơn về thực trạng đời sống cũng như hoàn cảnh gia đình, thân nhân của các em để chắc chắn rằng những thông tin thanh thiếu niên cung cấp là đúng, và thanh thiếu niên đó đúng là đối tượng cần được sự trợ giúp của chúng tôi hay không? Đây là một trong những bước quan trọng và không thể thiếu của tiến trình hỗ trợ thanh thiếu niên học nghề.

3.  TƯ VẤN NGHỀ CHO TRẺ

Có nhiều nghề để thanh thiếu niên lựa chọn theo học, tuy nhiên để các em có được sự lựa chọn đúng đắn và mang tính bền vững, học nghề thành công thì Nhân viên xã hội sẽ căn cứ trên nhu cầu, sở thích, điểm mạnh và khả năng của từng em để tư vấn hướng nghiệp cho các em nhằm giúp thanh thiếu niên có được cái nhìn bao quát hơn, hiểu biết hơn, nắm rõ hơn về nghề nghiệp mà mình chọn học. Sau đó cho thanh thiếu niên thời gian suy nghĩ và đưa ra quyết định cuối cùng về nghề mà mình sẽ chọn học.

4.  LIÊN HỆ VỚI CÁC TRUNG TÂM VÀ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Khi thanh thiếu niên đã đưa ra quyết định cuối cùng về nghề mình sẽ học, tùy vào điều kiện học tập của từng em, khả năng và ngành nghề mà em chọn, Nhân viên xã hội sẽ liên hệ với các trung tâm dạy nghề chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố như: Các trường nghiệp vụ, các trường cao đẳng, trung cấp nghề, các cơ sở dạy nghề tư nhân, các doanh  nghiệp để trao đổi và nắm bắt được lịch trình các khóa đào tạo, thời gian học, chi phí khóa học, những thủ tục hồ sơ nếu có đối với học viên khi nhập học. Từ đó nhân viên có sự chủ động trong kế hoạch hỗ trợ thanh thiếu niên nhập học.

5.  ĐƯA THANH THIẾU NIÊN ĐI HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ

Sau khi đã liên hệ với các trung tâm và cơ sở dạy nghề thành công, giúp thanh thiếu niên chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ và thủ tục cần thiết để nhập học, Nhân viên xã hội sẽ tiến hành đưa các em đến cơ sở dạy nghề để làm thủ tục nhập học, đưa ra các thỏa thuận, cam kết giữa hai bên…Sau đó, thanh thiếu niên bắt đầu khóa học của mình. Tùy vào từng hoàn cảnh của các em mà Nhân viên xã hội sẽ quyết định hỗ trợ từng phần tiền học phí hay tòan phần học phí, dụng cụ học nghề, phương tiện đi lại…để các em có đủ các điều kiện, an tâm học tập và thực hành.

6.  LẬP VÀ CẬP NHẬT HỒ SƠ XÃ HỘI

Hồ sơ xã hội của thanh thiếu niên sẽ được lập sau khi Nhân viên xã hội có quyết định sẽ hỗ trợ cho các em học nghề. Những thông tin cụ thể về trẻ như: Họ tên, tuổi, giới tính, hình ảnh cá nhân, gia cảnh, nhu cầu nguyện vọng, những vấn đề tâm sinh lý, kế hoạch hỗ trợ, trách nhiệm của Trung tâm đối với các em và ngược lại…đều được thể hiện rõ trong Hồ sơ xã hội. Hồ sơ xã hội sẽ được Nhân viên xã hội cập nhật tối thiểu ít nhất 1 tháng 1 lần về tình hình học tập và sự tiến bộ hoặc những thay đổi của các em trong quá trình theo dõi việc học tập của thanh thiếu niên. Hồ sơ xã hội là căn cứ để xác minh và báo cáo lên nhà tài trợ và những người quan tâm.

7.  THEO DÕI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA THANH THIẾU NIÊN

Trong quá trình thanh thiếu niên học nghề tại các trung tâm, cơ sở dạy nghề, Nhân viên xã hội sẽ thường xuyên theo dõi tình hình học tập của các em bằng việc liên hệ trực tiếp với cơ sở dạy nghề, nắm bắt tình hình học tập của các em thông qua giáo viên nhà trường, hoặc người trực tiếp chịu trách nhiệm giảng dạy. Đồng thời sẽ vãng gia thăm các em để nắm bắt được tình hình học tập, những khó khăn và những vấn đề bất lợi ảnh hưởng đến việc học của thanh thiếu niên để có những chia sẻ, can thiệp và giúp đỡ kịp thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học của thanh thiếu niên được thành công. Thanh thiếu niên cũng có trách nhiệm báo lại những khó khăn nếu gặp phải trong quá trình học tập, đồng thời báo cáo kết quả học tập sau mỗi học kỳ cho Nhân viên xã hội.

8.  KẾT THÚC SỰ HỖ TRỢ

Sau khi thanh thiếu niên kết thúc khóa học và lấy được chứng chỉ nghề do các trung tâm/cơ sở dạy nghề nơi các em theo học cấp, các em sẽ photo nộp lại kết quả học tập cũng như chứng chỉ nghề cho Nhân viên xã hội để lưu vào hồ sơ xã hội. Nếu là những cơ sở dạy nghề tư nhân, không có khả năng cấp chứng chỉ học nghề cho thanh thiếu niên thì Trung tâm sẽ làm chứng chỉ và đem đến cho cơ sở ký và đóng dấu chứng nhận để làm căn cứ xác nhận thanh thiếu niên đã hoàn thành khóa đào tạo nghề tại cơ sở đó. Sau đó, Nhân viên xã hội sẽ tiếp tục hỗ trợ các em thông qua tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm bằng cách cung cấp các thông tin tuyển dụng của các cơ sở, doanh nghiệp hoặc chuyển giao cho nhân viên phụ trách bộ phận việc làm của Dự án và kết thúc ca.

Mẫu đơn xin học bổng: 

Click vào đây để tải mẫu đơn

Những người làm tình nguyện vì tư lợi hay thiện chí?

Những người làm tình nguyện vì tư lợi hay thiện chí?
Phỏng vấn của tạp chí The Unesco Courier với giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Complutense, Madrid, Chủ tịch hội tâm lý học Madrid, Tây Ban Nha. Động cơ nào đã thôi thúc…

Thông báo Ngày hội Hạnh phúc trao tay

Thông báo Ngày hội Hạnh phúc trao tay
Ngày: 12/12/2014 17:00
Ngày hội Hạnh phúc trao tay - chương trình gây quỹ từ thiện lớn nhất trong năm của Trung tâm Tương Lai sẽ diễn ra vào chiều  tối  ngày 12/12/2014 tại Hội  trường lầu 2…

Phùng Ngọc Phong: thành công bắt đầu từ đam mê

Phùng Ngọc Phong: thành công bắt đầu từ đam mê
Qua sự giới thiệu của anh Trần Minh Hải, giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai, chúng tôi lần tìm những tờ báo cũ viết về anh…

Huỳnh Thị Cẩm Nhung và ước mơ học nghề pha chế

Huỳnh Thị Cẩm Nhung và ước mơ học nghề pha chế
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ tại đường Trần Ngọc Quế, khu vực 4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là ngôi nhà cấp 4 xập xệ - mái ấm của…

Nguyễn Văn Tâm: trang đời mới từ nghề mộc

Nguyễn Văn Tâm: trang đời mới từ nghề mộc
“Lúc trước đi xin việc chẳng ai thèm nhận mình, may mắn biết đến Trung tâm Tương Lai rồi được chỉ dẫn tận tình từ cách giao tiếp đến kỹ năng nghề nghiệp, còn được…

Thông báo tuyển tình nguyện viên chương trình Hạnh phúc trao tay

Thông báo tuyển tình nguyện viên chương trình Hạnh phúc trao tay
Ngày: 30/10/2014 00:00
Bạn là học sinh sinh viên? Bạn muốn sống một ngày ý nghĩa và bổ ích? Bạn muốn quan tâm, chia sẻ và cảm thông với bạn bè đồng trang lứa nhưng không có điều…

Thư ngỏ gửi các tổ chức - cá nhân đóng góp cho chương trình Hạnh phúc trao tay

Thư ngỏ gửi các tổ chức - cá nhân đóng góp cho chương trình Hạnh phúc trao tay
Ngày: 01/10/2014 08:00
Một năm qua, hơn 100 em đã nhận học bổng, 20 em đã được học nghề và có công ăn việc làm ổn định tại TP.HCM từ quỹ học bổng “Nghề cho tương lai”. Các…